Các bà bầu bị động thai sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm bất động trên giường để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. Vị trí nằm không thay đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Thế nhưng, sau khi thấy đỡ mệt mỏi, các mẹ cũng có thể đi lại nhẹ nhàng, có thể làm một số việc miễn sao không quá nặng.

Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai, Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và thận. Tư thế này giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định không bị động thai. Sinh con năm 2019 mệnh gì? Sinh con trai con gái mùa nào tháng nào tốt?

ba bau nam nghieng ben phai co sao khong a2 1510832198 984 width600height451

Khi nằm nghiêng, mẹ bầu có thể kê thêm một chiếc gối phía trước chân để gác sẽ khiến mẹ thoải mái hơn. Còn với những mẹ khi nằm nghiêng cảm thấy khó chịu thì có thể dùng gối kê dưới phần lưng, làm cho lưng lệch 1 góc 30 độ so với phương nằm sẽ giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu. Từ đó, thai nhi sẽ ổn định hơn.

Động thai là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh:

Động thai là một hiện tượng có thể dễ dàng bắt gặp khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bà bầu bị động thai nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, các mẹ nên biết những dấu hiệu động thai 3 tháng đầu để có kế hoạch nghỉ ngơi và bồi bổ hợp lý. Động thai (theo cách gọi của dân gian), khoa học gọi là doạ sảy thai thường diễn ra trước tuần 20 của thai kỳ và hay gặp ở những mẹ bầu có sức khoẻ yếu, hay bị bệnh,… nên ảnh hưởng đến thai nhi khiến thai nhi bị “động”.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động thai như mẹ bầu bị các bệnh về máu, bệnh về tử cung, khí huyết của thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất. Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.

Một trong những dấu hiệu điển hình nhất của động thai là mẹ bầu bỗng nhiên thấy bị đau bụng dưới, đau lưng và ớn lạnh, rồi xuất huyết âm đạo. Khi thấy những dấu hiệu này, thì bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời. Một trong những dấu hiệu điển hình nhất của động thai là mẹ bầu bỗng nhiên thấy bị đau bụng dưới, đau lưng và ớn lạnh, rồi xuất huyết âm đạo. Khi thấy những dấu hiệu này, thì bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.

Đau bụng dưới, đau lưng: Cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng. Có trường hợp, mẹ bầu có triệu chứng đau như khi đau như lúc hành kinh. Và đây chính là dấu hiệu của việc bị động thai hoặc có thể là mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các cơn đau này khoảng 5 – 20 phút một lần, theo sau đó là chảy máu âm đạo thì đừng chần chừ mà nên đi khám ngay.

Dịch nhờn ở âm đạo nhiều: Khi thấy dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở âm đạo kèm chất lỏng có màu hồng có thể là dấu hiệu bạn bị động thai. Đặc biệt, khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại. Mẹ bầu nên theo dõi cẩn thận.

uất hiện các cơn co thắt: Cơn co tử cung chỉ được xem là bình thường nếu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, khi bạn sắp đến lúc lâm bồn. Nếu bụng dưới hoặc vùng xương chậu xuất hiện các cơn co sớm trước 20 tuần thai thì đó chính là dấu hiệu doạ sảy thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kể cơn co bất thường nào cũng đều tiềm ẩn một nguy cơ nào đó cần được xem xét. Mặc dù vậy, mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy cơn co ở cường độ yếu. Chỉ nên thận trọng khi thấy cơn co kèm theo hơi thở nặng hoặc chảy máu. Những trường hợp này đều cần đến gặp bác sĩ.

Chảy máu âm đạo: Mẹ có thể bị chảy máu rất ít với một đốm nhỏ hoặc vết máu màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc hơi nâu khi thay đồ lót hoặc vệ sinh cơ thể sau khi đi toilet. Tuy nhiên, một số mẹ bầu sẽ bị chảy máu khá nhiều. Khi vừa mới thụ thai, các mẹ sẽ chảy máu nhẹ ở âm đạo do hiện tượng cấn thai và sự thay đổi ở cổ tử cung và đây được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai. Cũng chính vì vậy, nhiều trường hợp động thai đã không được nhận biết gây ra hậu quả đàng tiếc. Vì thế, trong thai kỳ, nếu thấy hiện tượng bị chảy máu âm đạo thì nên đi khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp lúc.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu động thai chỉ có thể biết được khi mẹ bầu đi siêu âm và thực hiện các xét nghiệm như: Khi xét nghiệm, chỉ số hCG dương tính và vẫn tăng dần tương ứng với tuổi thai, khi siêu âm có hiện tượng bóc tách một phần của bánh nhau hay màng nhau. Lúc này, cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Như vậy, động thai là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng những “mầm mống” và là “điểm báo trước” của hiện tượng sảy thai. Vậy nên các mẹ cần chú ý về vấn đề này để tránh không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: Baogiadinhso.com